Lễ hằng thuận là một nghi lễ quan trọng trong đạo Phật, thường được tổ chức tại các ngôi chùa. Đây là buổi lễ quan trọng trong hôn nhân, nhằm thể hiện sự đoàn kết và tôn trọng giữa hai người. Tuy nhiên, đối với những người ngoại đạo, lễ hằng thuận có thể còn khá xa lạ. Sau đây BB Wedding sẽ bật mí cho bạn một số điều cần biết về lễ hằng nhuận, và lễ hằng nhuận gồm những nghi thức gì nhé!
Lễ hằng thuận là gì? Ý nghĩa của Lễ hằng thuận?
Ở Việt Nam, lễ hằng thuận có nguồn gốc từ lễ cưới của cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940) ở Hải Dương, được tổ chức tại chùa. Theo giải thích của Hòa thượng Thích Thiện Hoà, lễ thuận hằng mang ý nghĩa chúc tụng và mong muốn cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi mãi mãi thuận hòa. Nó thể hiện tinh thần hướng thiện, làm những việc tốt đẹp cho người và cho đời, tôn trọng và kết nối tình nghĩa phu thê. Lễ hằng thuận còn có ý nghĩa quan trọng trong hôn nhân, với sự tôn kính và nhường nhịn lẫn nhau, hiếu kính cha mẹ, và hướng đến con đường tu tập và giác ngộ theo Bát Chánh Đạo.
Lễ hằng thuận là một nghi thức đặc biệt dành cho hôn nhân và được tổ chức tại các chùa. Trong nghi thức này, sư trụ trì, cùng với cô dâu – chú rể và các thành viên thân thiết từ hai gia đình, sẽ tham gia. Sư trụ trì có vai trò đại diện và tuyên bố lý do của buổi lễ, cầu phúc cho cặp đôi, trao nhẫn cưới và nhận những lời chúc tốt đẹp và may mắn từ mọi người.
Lễ hằng thuận diễn ra khi nào?
Tùy thuộc vào phong tục và tập quán của từng vùng miền, thời điểm tổ chức lễ hằng thuận có thể trước hoặc sau lễ cưới chính thức sẽ khác nhau. Thông thường, lễ hằng thuận diễn ra sau ngày cưới từ 3-5 ngày và thường được tổ chức tại các ngôi chùa.
Trước khi tổ chức lễ, gia đình của cô dâu và chú rể sẽ lựa chọn một ngày tốt và đến chùa để nhờ ý kiến của các sư trụ trì để xác định ngày tổ chức lễ hằng thuận. Đồng thời, trước ngày lễ, cô dâu và chú rể sẽ tham gia các buổi hướng dẫn tại chùa, nghe các Thầy giảng về việc làm vợ chồng, đạo làm con và làm người hướng đến cuộc sống an lành, tuân thủ Phật pháp và giữ gìn Ngũ giới. Thời gian tổ chức buổi lễ thường kéo dài từ 1 đến 1 tiếng rưỡi, tùy theo từng trường hợp.
Nghi thức làm lễ hằng thuận như thế nào?
Như các buổi lễ quan trọng khác, lễ hằng thuận cũng bao gồm các nghi thức và trình tự cần được cặp đôi tuân thủ đầy đủ:
1. Tất cả thành viên và cặp đôi đã được chỉ định chỗ ngồi theo quy định “nam tả nữ hữu”, nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải. Các Thầy sẽ thực hiện lễ đặt nhang, thắp trầm, và tiến hành nghinh vị chủ trì buổi lễ hôn lễ.
2. Thầy trụ trì sẽ đại diện nêu lý do của buổi lễ hằng thuận và giới thiệu cặp đôi cho quan viên của hai gia đình. Đại diện hai bên cũng sẽ phát biểu một vài lời. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ lần lượt thực hiện phát nguyện theo hướng dẫn từ trước của Thầy. Tất cả thành viên sẽ lắng nghe bài giảng về đạo lý hôn nhân và ý nghĩa của việc làm vợ chồng từ Thầy trụ trì.
Năm trách nhiệm của người chồng đối với người vợ:
- Tôn trọng vợ.
- Không có hành vi bất kính hoặc đối xử tồi tệ với vợ.
- Trung thành và chung thuỷ với vợ.
- Tin tưởng và giao phó việc quản lý tài sản cho vợ.
- Cung cấp trang sức cho vợ khi có khả năng.
Năm trách nhiệm của người vợ đối với người chồng:
- Thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm trong gia đình.
- Luôn vui vẻ và hòa thuận bên người chồng.
- Trung thành và chung thuỷ với chồng.
- Duy trì và chăm sóc gia đình một cách toàn diện và tỉ mỉ.
- Luôn siêng năng và khéo léo trong mọi công việc.
3. Trụ trì sẽ thực hiện lễ đeo dây tơ hồng, sử dụng các loại len, lụa, và ruy băng đỏ để biểu trưng cho sợi dây gắn kết cặp đôi mãi mãi bên nhau.
4. Cô dâu và chú rể sẽ tiến hành các nghi thức quỳ lạy, thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng công ơn dưỡng dục từ các bậc sinh thành. Cặp đôi sẽ ký tên vào giấy chứng nhận, trao nhẫn cho nhau và lắng nghe ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới.
5. Đại diện của hai gia đình sẽ trao lời khuyên và lời chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân tương lai của cặp đôi. Gia đình cũng sẽ trao gửi một số quà tặng cho Thầy và chùa. Sau khi buổi lễ hằng thuận kết thúc, các cặp đôi có thể xin phép Thầy tổ chức một buổi tiệc trà nhẹ hoặc một buổi tiệc chay ngay tại chùa cùng với tất cả các thành viên trong gia đình.
Một vài lưu ý cho cặp đôi khi tổ chức lễ hằng thuận!
Bên cạnh sự tò mò về ý nghĩa của lễ hằng thuận là gì, có không ít người thắc mắc về các nguyên tắc và lưu ý khi thực hiện nghi lễ tại chùa. Vậy điều đó đề cập đến những gì?
Trước khi tổ chức lễ hằng thuận, cần thông báo cho nhà chùa biết rằng hai bạn đã quy y và có pháp danh hay chưa. Địa điểm tốt nhất để tổ chức lễ là nơi mà chú rể và cô dâu đã quy y hoặc nơi có mối quan hệ từ trước. Nên dành thời gian để đến chùa thảo luận và chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng cho ngày kết hôn. Thông thường, nhà chùa sẽ giúp chuẩn bị mọi thứ trong lễ hôn nhân. Tuy nhiên, nếu gia đình muốn trang trí không gian theo ý muốn, vui lòng thảo luận lại với trụ trì.
Cần lưu ý về phục trang và cách cư xử của khách mời trong lễ. Thông thường, mọi người nên ăn mặc kín đáo, nói chuyện nhỏ nhẹ và tuân thủ quy tắc trang nghiêm. Một số ngôi chùa chỉ cho phép tổ chức lễ hằng thuận và chuẩn bị trà, bánh ngọt để phục vụ khách mời, không tổ chức tiệc trong khuôn viên chùa. Do đó, nếu có yêu cầu đặc biệt, hãy thảo luận trực tiếp với trụ trì để được tư vấn tốt nhất.
Kết luận
Ý nghĩa và điểm quan trọng nhất mà lễ hôn nhân muốn truyền đạt và truyền bá cho các cặp đôi là tầm quan trọng của nền móng gia đình, niềm hạnh phúc. Đồng hành cùng mọi người trong cuộc sống tốt đẹp, an lạc và hướng thiện. Hòa giải những sự khác biệt để đạt đến điều chung, lòng yêu thương, sự tôn kính, trung thành giữa vợ-chồng. BB Wedding hy vọng rằng với những ý nghĩa vô cùng tuyệt vời này của lễ hôn nhân, sẽ giúp nhiều cặp đôi hướng đến một cuộc sống hôn nhân trọn vẹn, hạnh phúc và hiệp thiện an lạc.
𝑻𝒖̛ 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒕𝒐̂̉ 𝒄𝒉𝒖̛́𝒄 – 𝑲𝒆̂́ 𝒉𝒐𝒂̣𝒄𝒉 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 – 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊́ đ𝒂́𝒎 𝒄𝒖̛𝒐̛́𝒊
Hotline: +𝟖𝟒 𝟖𝟗𝟔 𝟔𝟗𝟕 𝟖𝟖𝟐