Phong tục cưới xin được xem là một phần quan trọng của người Việt ta. Nó được xem như là cầu nối trước hôn nhân của hai gia đình cũng như là nét đẹp văn hoá được gìn giữ từ ngàn xưa của cha ông ta.
Phong tục cưới xin ở Việt Nam thường có các nghi thức chung và tương đối giống nhau, dù có một số khác biệt nhỏ do ảnh hưởng của vùng miền và truyền thống gia đình. Tuy nhiên, thường sẽ có 4 nghi lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn, lễ lại mặt.
1. Lễ dạm ngõ
Đây là bước đầu tiên trong quá trình cưới hỏi. Gia đình chủ rể ra mắt với gia đình nàng dâu để thông báo và xin phép gia đình cô dâu về ý định xin cưới con gái. Đây được xem nhưu buổi gặp mặt thân mật giữa hai nhà cũng như là tiền đề cho mối quan hệ thông gia sau này.
Ở lễ dạm hỏi, nhà trai thường sẽ mang một số quà, lễ vật như để tỏ lòng cảm ơn, sự hiếu khách của nhà gái khi đã chuẩn bị bữa tiệc thân mật để hai gia đình có thể trò chuyện, lên các ý định tương lai cho hai bạn trẻ.
2. Lễ ăn hỏi
Sau khi lễ dạm ngõ diễn ra thành công, lễ ăn hỏi sẽ được diễn ra khi nhà trai mang lễ vật xin cưới tại nhà cô dâu. Tuỳ vào phong tục của mỗi nơi, mỗi vùng niềm mà lễ vật được chuẩn bị trong dịp này sẽ có sự thay đổi,thường là các loại quà và lễ vật như bánh, rượu, trầu cau, trái cây, trang sức, vàng, tiền thay cho lời cảm ơn tới gia đình nhà gái vì ơn nuôi dưỡng và chăm sóc, đặc biệt đã tin tưởng chàng trai để mang lại hạnh phúc su này với con gái của họ.
Đây là dịp để hai gia đình gặp gỡ, chia sẻ niềm vui và thể hiện lòng tôn trọng, lòng thành kính. Thông qua lễ ăn hỏi, gia đình chú rể chính thức xin cưới và đề nghị sự đồng ý của gia đình cô dâu.
3. Lễ thành hôn
Đây là bước cuối cùng trong phong tục cưới xin. Khi hai bạn trẻ cùng hai gia đình đã gật đầu với sự hạnh phúc của hai con. Lễ cưới sẽ được diễn ra cùng với rất nhiều khách mời là gia đình, người tha, bạn bè, đồng nghiệp của cả hai gia đình. Và cũng tuỳ vào nhu cầu cũng như phong tục cưới tại từng nơi mà lễ cưới sẽ được diễn ra ở đâu.
Thường có 2 sự lựa chọn cho lễ thành hôn. Thứ nhất là được diễn ra tại chính gia đình nhà trai. Thứ hai là là gia đình hai bên sẽ thống nhất để chọn một nơi có dịch vụ lễ cưới có thể tại nhà hàng, khách sạn – nơi phù hợp với số lượng khách mời cũng như gu thẩm mỹ cho lễ cưới được trang hoàng nhất cho cặp đôi trẻ.
Trong lễ này sẽ có các bước, nghi lễ truyền thống như trao nhẫn, tuyên bố cặp đôi chính thức là vợ-chồng của nhau, chúc rượi với khách mời như tỏ lòng cảm ơn vì sự hiện diện của họ trong ngày đặc biệt này.
4. Lễ lại mặt
Chính là nghi lễ sau khi nàng dâu được rước về nhà chồng sau lễ cưới sẽ về tham nhà mẹ đẻ như để tâm sự về những điều mới mẻ khi ở nhà chồng cũng như để bố mẹ nàng dâu thấy được con mình đang hạnh phúc khi ở nhà chồng. Ngoài ra, lễ lại mặt cũng chính là một lần nữa chàng rể khắng định và minh chứng với nhà gái sẽ là điểm tựa vững chắc cho nàng dâu.
Kết luận
Trên đây là mọtt quy trình cơ bản là phong tục cưới xin của người Việt ta đã giữ gìn cho tới hiện nay. Hãy theo dõi Thái Kim Ngọc cũng như BB wedding & event để có thể xem được nhiều kiến thức hay ho về đám cưới nhé!
𝑻𝒖̛ 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒕𝒐̂̉ 𝒄𝒉𝒖̛́𝒄 – 𝑲𝒆̂́ 𝒉𝒐𝒂̣𝒄𝒉 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 – 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊́ đ𝒂́𝒎 𝒄𝒖̛𝒐̛́𝒊
Hotline: +𝟖𝟒 𝟖𝟗𝟔 𝟔𝟗𝟕 𝟖𝟖𝟐