Lễ Hằng Thuận
Lễ thành hôn là lễ cưới, vậy lễ Hằng Thuận là lễ gì? Đây là một nét riêng của văn hoá Việt Nam, Lễ Hằng Thuận là lễ cưới ở chùa với sự hướng dẫn của các sư thầy, giá đình, họ hàng thân thuộc hai bên gia đình. BB wedding & event sẽ làm rõ hơn ý nghĩa của lễ Hằng thuận nha.
Nguồn gốc và xuất xứ Lễ Hằng Thuận
Nhiều nguồn tư liệu cho rằng: người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật; bút hiệu: Đồ Nam Tử (1883 – 1940), quê ở Hải Dương. Ông xuất thân từ nhà Nho. Với lòng nhiệt thành phục vụ Phật giáo, sau này ông quy y cửa Phật. Theo ông thì việc tổ chức lễ cưới tại chùa sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống gia đình của người Phật tử, nhất là đời sống đạo đức tâm linh của người Việt Nam.
Hoà thượng Thích Thiện Hoà là người đặt tên cho lễ thành hôn tại chùa là lễ Hằng Thuận (năm 1971). Theo tên gọi, thì “hằng” là thường xuyên, là liên tục, còn “thuận” là hòa thuận. Hằng Thuận chính thức có nghĩa: đôi vợ chồng luôn luôn sống hòa thuận, tôn trọng nhường nhịn nhau, cả hai sẽ làm tròn trách nhiệm bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống gia đình…
Một lễ hằng thuận tại Hà Nội
Vì sao cần phải thực hiện lễ Hằng Thuận?
Trong xã hội Việt Nam ngày nay, tỉ lệ ly hôn là một thực trạng đáng buồn. Khoảng 50% cặp vợ chồng ly thân và ly dị. 30% cặp vợ chồng sống với nhau không hạnh phúc mà vẫn phải chung sống vì nghĩ đến lợi ích lâu dài của con cái. Gần 20% cặp vợ chồng tạm gọi có hạnh phúc trong hôn nhân và đời sống gia đình.
Từ những thống kê mang tính khái quát này, chúng tôi cũng rất bất ngờ và thật sự vui mừng, vì trong số gần 20% những cặp vợ chồng đạt được hạnh phúc trong đời sống gia đình trên toàn thế giới hiện nay có đến 90% là những gia đình phật tử thuần thành, có nền tảng đạo đức và căn bản tu tập.
Lễ Hằng Thuận gồm những bước nào?
Các nghi lễ trong lễ Hằng Thuận được chia làm 3 phần chính như sau
- Phần thứ nhất gồm: Ổn định chỗ ngồi của hai bên gia đình, cung nghinh chư tăng.Tuyên bố lý do và đảnh lễ (quỳ lạy) chư Phật, Quy y Tam Bảo; chư Tăng sẽ đứng ra chứng minh hôn sự trong bầu không khí thiêng liêng ngay nơi chánh điện; giới thiệu với các quý phật tử có mặt trong buổi lễ quan viên hai họ của cô dâu và chú rể.
- Phần thứ hai: cô dâu- chú rể chính phát nguyện, thường là được cả hai tự chuẩn bị từ trước, sau đó cùng nghe lời giảng của vị trụ trì về luân thường đạo lý cuộc sống vợ chồng và đạo nghĩa hôn nhân hạnh phúc.
- Phần thứ ba: Cô dâu chú rể đảnh lễ (quỳ lạy) niệm ân cha mẹ, nội ngoại và với đối phương. Sau khi ký tên vào giấy chứng nhận của chùa, cả hai tiến hành trao nhẫn cho nhau. Rồi tặng hoa và quà chúc mừng từ các Tăng. Thắp nến cầu nguyện rồi cảm tạ và cuối cùng là tiệc trà chúc mừng hoặc tiệc cưới chay.
Tiệc cưới chay trong chùa
Những câu hỏi thường gặp
- Chưa là Phật tử có thể làm lễ Hằng Thuận được không?
Có, trước khi tiến hành làm lễ Hằng Thuận, cô dâu-chú rể sẽ được làm lễ quy y nếu chưa có pháp danh, trường hợp nếu đã quy y thì chủ hôn sẽ tiến hành bình thường các bước như ở trên.
- Lễ Hằng Thuận được tổ chức khi nào?
Lễ Hằng Thuận được tổ chức trước lễ cưới chính thức. Sau lễ ăn hỏi là đến lễ Hằng Thuận và sẽ được tổ chức trước ngày cưới tại gia hay khách sạn. Khi đã thống nhất chọn được ngày đẹp để tổ chức lễ Hằng thuận, gia đình đôi bạn trẻ phải thỉnh ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý của thầy thì mới chuẩn bị cho buổi lễ với đầy đủ các nghi lễ.
Trước khi tổ chức lễ Hằng Thuận, cặp đôi sắp cưới sẽ lên chùa vài ngày để cùng nhau nghe sư thầy giảng về đạo nghĩa vợ chồng, trách nhiệm của hai người đối với gia đình hai bên, với con cái, với xã hội…
- Tổ chức lễ Hằng Thuận có tốn kém hay không?
Lễ Hằng Thuận không chú trọng vào hình thức giàu nghèo, tùy thuộc vào mỗi gia đình có thể chuẩn bị các phần trang trí, lễ theo nhu cầu và điều kiện gia đình mình.
- Bạn tổ chức lễ Hằng Thuận ở đâu ?
Bạn hãy liên hệ với ngôi Chùa ở gần nhà bạn và hỏi xem ở Chùa đó có cho tổ chức Lễ Hằng thuận không? Thường thì các bạn sẽ tổ chức lễ Hằng Thuận ở nơi mà các bạn sẽ quy y.
Trang trí trong Lễ Hằng Thuận thường được chuẩn bị trước 1 buổi và hoàn thành 2-3h trước khi buổi lễ bắt đầu. Trang trí trong buổi lễ này hầu như không quá cầu kì và không có nhiều.
Chúc các cặp đôi một đám cưới vui vẻ hạnh phúc.
#trangtritieccuoicaocap #trangtridamcuoi #thaikimngoc
𝐁𝐁 𝐖𝐞𝐝𝐝𝐢𝐧𝐠 & 𝐄𝐯𝐞𝐧𝐭.
𝑻𝒖̛ 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒕𝒐̂̉ 𝒄𝒉𝒖̛́𝒄 – 𝑲𝒆̂́ 𝒉𝒐𝒂̣𝒄𝒉 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 – 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊́ đ𝒂́𝒎 𝒄𝒖̛𝒐̛́𝒊
Hotline: +𝟖𝟒 𝟖𝟗𝟔 𝟔𝟗𝟕 𝟖𝟖𝟐
Pingback: TỔ CHỨC LỄ CƯỚI TẠI NHÀ THỜ – Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Pingback: Trang trí đám hỏi đẹp giá thành hợp lý ở đâu ? - Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Pingback: 9 LỜI KHUYÊN ĐỂ TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI HOÀN HẢO - Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp