Dự trù chi phí đám cưới
Đầu tiên đám hỏi sau đó thì đến dự trù chi phí đám cưới chi tiết. Đây là phần ít lãng mạn nhất trong lễ thành hôn. Trong năm 2019, theo thống kê của nước Mỹ thì mỗi cặp đôi tiêu tốn 29,000 $ cho một đám cưới. Con số này ở Việt Nam chưa có thống kê chính xác. Điều này còn tuỳ thuộc vào bạn tổ chức lễ cưới ở đâu?
Bạn đã từng nghĩ đến chi trả bao nhiêu cho phần cocktail đón khách ? Khoảng bao nhiêu cho chi phí địa điểm, đồ ăn, trang trí đám cưới, vô số các phát sinh khác mà bạn chưa từng nghĩ tới ? Sẽ không có ngân sách cho tất cả các đám cưới nhưng BB wedding & event có một số hướng dẫn hữu ích dành cho bạn khi bắt đầu lên dự trù chi phí đám cưới.
1. Ai sẽ là người chi trả các khoản?
Trước đây đối với các cặp đôi trẻ hoặc ở vùng quê, thông thường cha mẹ đôi bên sẽ lên kế hoạch đám cưới và chi trả toàn bộ chi phí. Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ, các bạn trẻ đã có thể tự lên dự toán và chi trả cho toàn bộ đám cưới của mình.
Tuy nhiên cũng phải rất rõ ràng cho 2 gia đình, bên nhà trai chi trả các khoản gì ? Bên nhà gái sẽ trả những gì ? Việc chi trả cũng kiêm luôn phần trách nhiệm của người trả để không bị quá nhiều việc.
2. Lên dự trù chi phí đám cưới trước khi bạn tham khảo nhà cung cấp
Như đã nói ở trên, khi bạn biết khả năng tài chính của mình cùng gia đình đôi bên để có thể chắc chắn ra 1 số tiền chính xác. Với số tiền này thì bạn bắt đầu phân bổ cho từng hạng mục, tránh các trường hợp bạn đi khảo sát và bị quá thích một địa điểm hay một chiếc váy cưới siêu lộng lẫy. Điều này sẽ làm cho dự trù chi phí của bạn sẽ bị đẩy lên cao.
Đừng bao giờ phá quy tắc cơ bản: chỉ làm trong số tiền đã dự bị sẵn. Một đám cưới xa hoa thật tuyệt vời nhưng tuyệt vời hơn nữa, sau đám cưới bạn có một cuộc sống hôn nhân không nợ nần.
3. Chia nhỏ ngân sách theo %
Bây giờ thì bạn đã biết mình nên làm những gì. Bạn nên chia nhỏ ngân sách tính theo phần trăm % để biết được nên tăng hay giảm ở phần nào. Ví dụ bạn không thể để ngân sách cho váy cưới là 20% được trong khi chi phí về trang trí lại chỉ chiếm 30%. Rất nhiều đơn vị tổ chức đám cưới và cô dâu đã dùng phương pháp này để căn chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn bạn có thể giảm tiền của bánh cưới và tăng % của váy cưới lên khi bạn mong muốn có một chiếc váy lộng lẫy.
Tuy nhiên, khi bạn sắp xếp để chi phí địa điểm, đồ ăn, nước uống không nên quá 50% tổng chi phí đám cưới. Mặc dù đây là chi phí lớn nhất trong đám cưới nhưng cũng không nên vượt quá ngân sách.
4. Chi phí phát sinh
Trong khâu tổ chức thì sẽ có nhiều chi phí phát sinh mà bạn chưa tính tới ví dụ như : chăm sóc sắc đẹp, phòng khách sạn, bữa ăn dành cho team sự kiện, phụ trội làm thêm giờ… và 5% phí dịch vụ của nhà hàng với 10% thuế VAT.
Ngoài ra thì bạn còn có thể phải chi trả các khoản rượu mà khách uống quá nhiều hay nếu bạn chưa tính đến thuê DJ mà phút cuối lại gọi tới chẳng hạn. Đừng quên rằng mỗi việc nhỏ có thể tăng chi phí một cách đáng kể.
Bạn nên dự trù khoảng 10% tổng chi phí cho các phát sinh không dự tính.
5. Theo dõi chi phí bằng bảng tính
Sau khi bạn định hình được bao nhiêu khoản phải làm thì bạn nên tạo trên google driver rồi chia sẻ cho chồng chưa cưới hay một vài người bạn sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình lên chi phí. Bảng tính này của bạn phải là dạng bảng tính chi tiết bao gồm dự trù chi phí- chi phí thực tế- đặt cọc- còn lại.
Sau đó bạn theo dõi thường xuyên, nếu bạn ký hợp đồng hoặc đặc cọc với bên nào đó thì bạn phải ghi ngay vào để không bị bỏ thiếu hay quên mất. Hoặc bạn bè hay chồng chưa cưới của bạn cũng có thể điền vào nếu họ là người chịu trách nhiệm cho hạng mục đó.
6. Đừng ngại thương lượng
Bạn đừng ngại khi phải thương lượng với nhà cung cấp. Nhiều nhà cung cấp sẵn lòng làm việc với bạn để tuỳ chỉnh gói tiền cho phù hợp với khả năng kinh tế của bạn. Giả sử bạn đã rất thích concept về trang trí nhưng chi phí của nó lại quá cao so với chi phí bạn có. Bạn hãy thẳng thắn trung thực cho nhà cung cấp biết rằng bạn rất thích thiết kế concept của nhà cung cấp nhưng bạn chỉ có một số tiền nhỏ để có thể trang trí thôi.
Rất có thể nhà cung cấp sẽ tìm được phương án khác vẫn dùng thiết kế đấy nhưng không sử dụng hoa nhập nữa mà dùng hoa nội đia. Bạn vẫn có concept mà bạn thích với số tiền bạn có. Đương nhiên chúng ta không thể so sánh hoa nhập và hoa nội được vì chất lượng đi đôi với chi phí.
Chốt lại nếu bạn là người dễ thương, thái độ ôn hoà và thành thật nói rõ yêu cầu thì bạn có thể làm việc với bất cứ nhà cung cấp nào. Đương nhiên là việc thanh toán đầy đủ là trách nhiệm của bạn cũng như đặt cọc để các nhà cung cấp có thể bắt đầu làm việc cho bạn.
Tham khảo thêm cùng BB Wedding & event: Bản dự trù chi phí đám cưới
#trangtritieccuoicaocap #trangtridamcuoi #thaikimngoc
THÁI KIM NGỌC with love
𝐁𝐁 𝐖𝐞𝐝𝐝𝐢𝐧𝐠 & 𝐄𝐯𝐞𝐧𝐭.
𝑻𝒖̛ 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒕𝒐̂̉ 𝒄𝒉𝒖̛́𝒄 – 𝑲𝒆̂́ 𝒉𝒐𝒂̣𝒄𝒉 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 – 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊́ đ𝒂́𝒎 𝒄𝒖̛𝒐̛́𝒊
Mail : bbmarryme@gmail.com
Hotline: +𝟖𝟒 𝟖𝟗𝟔 𝟔𝟗𝟕 𝟖𝟖𝟐
Pingback: 8 cách để giảm căng thẳng khi lên kế hoạch đám cưới - Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Pingback: Trang trí đám hỏi đẹp giá thành hợp lý ở đâu ? - Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Pingback: Tips giảm chi phí đám cưới - Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Pingback: Chia sẻ ngay kinh nghiệm tổ chức sự kiện cưới chuyên nghiệp và ý nghĩa - Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Pingback: Trang trí đám cưới sang trọng tại khách sạn - Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Pingback: 9 điều này làm bạn phải thuê nhà tổ chức tiệc cưới! - Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp